hoa Đà Lạt , hoa đà lạt giá sĩ , hoa tươi da lat gia sỉ


Hoa Đà Lạt ưu tiên xuất khẩu

Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng đi mới của hoa Đà Lạt sau khi thương hiệu này đã được khẳng định với người tiêu dùng trong nước.
Hướng xuất khẩu sẽ phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt ra thị trường thế giới.
hoa tuoi da lat gia si


Từ năm 2011, gia đình ông Lê Quang Minh, phường 4, TP. Đà Lạt đã bắt đầu làm quen với trồng hoa xuất khẩu, thông qua liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, các loại hoa trong vườn nhà ông Minh đều được đơn vị xuất khẩu bao tiêu, nên không lo ngại về giá khi thị trường trong nước có biến động. Với gia đình ông, lúc này chỉ cần tập trung chăm sóc cây đúng quy trình, để cho những bông hoa đẹp nhất.
Ông Lê Quang Minh cho biết: “Liên kết với các công ty lớn sẽ có lợi hơn cho người trồng hoa. Bên cạnh vệc học hỏi được kỹ thuật của công ty truyền đạt để chăm sóc hoa, người trồng hoa còn yên tâm về đầu ra với giá cả ổn định, chỉ cần yên tâm chăm sóc hoa một cách tốt nhất”.
Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng hiện khoảng 5.400 hecta, sản lượng mỗi năm hơn 1,8 tỷ cành. Trong đó, TP. Đà Lạt chiếm 57% diện tích và 60% lượng hoa cung cấp ra thị trường.
Những năm qua, số lượng hoa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của Lâm Đồng tăng liên tục, năm 2012 đạt gần 200 triệu cành. Bên cạnh xuất khẩu hoa tươi, gần đây một vài doanh nghiệp đã chuyển hướng sang làm hoa khô ướp hương với tên gọi Hoa tươi mãi mãi để xuất khẩu. Đây là cách làm mới, hiệu quả cao đối với ngành hoa Lâm Đồng.
“Tiềm năng của Hoa tươi mãi mãi ở Lâm Đồng còn rất lớn, hiện tại chỉ có khoảng vài công ty sản xuất mặt hàng này. Hoa tươi mãi mãi là sản phẩm mà khách hàng rất ưa thích”, ông Huỳnh Quốc Dũng, Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng hoa Đà Lạt cho biết.
Với trên 600 loài hoa, hàng ngàn giống hoa đã có từ lâu đời ở Đà Lạt hay xuất xứ từ Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan… Nhờ lợi thế đa dạng về chủng loại, màu sắc, nên hoa Đà Lạt sớm tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Trong tương lai, xuất khẩu vẫn là ưu tiên mà ngành hoa Lâm Đồng hướng đến.
Trong chiến lược phát triển ngành hoa, tỉnh Lâm Đồng xem việc xây dựng vùng sản xuất chuyên canh hoa công nghệ cao là điều tất yếu nhằm gúp hoa mang thương hiệu Đà Lạt có thể vươn ra thế giới. Bên cạnh đó, địa phương còn ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất hoa khô ướp hương xuất khẩu. Mục tiêu Lâm Đồng đặt ra là tăng tỷ trọng hoa xuất khẩu từ 2 - 3% mỗi năm.
ĐÀ LẠT: LÀNG HOA 4 MÙA TIẾT KIỆM ĐIỆN
Góp phần duy trì tiếng tăm và nâng cao giá trị văn hóa, kinh tế của hoa Đà Lạt có cách làm hay và sáng tạo của các chủ vườn trong việc sử dụng nguồn điện phục vụ trồng hoa một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất.
hoa tuoi da lat gia vuon


Nét đặc trưng của những vườn hoa, rau ở Đà Lạt là được phủ trong “nhà kính”. Nilông trong suốt được căng trên các sườn đồi khổng lồ. Những hệ thống bơm, tưới tự động cho hoa bằng điện được đầu tư trang bị hiện đại. Không chỉ phục vụ mục đích phun sương, tưới hoa, hệ thống điện được bố trí trong nhà vườn phải được lắp đặt hợp lý để đem lại ánh sáng đủ cho hoa nảy chồi, đơm nụ.
Chị Thảo Anh - công nhân nhà vườn thuộc thuộc làng hoa Vạn Thành cho biết: “Nếu không có đủ điện chiếu sáng về đêm cho hoa thì chúng tôi không thể đảm bảo quy trình sản xuất hoa, cũng như không chủ động được thời gian thu hoạch và giao hàng theo hợp đồng”.
Những năm gần đây, phong trào tiết kiệm điện ở Đà Lạt đã được các chủ vườn tiên phong hưởng ứng “Quản lý Nhà vườn trồng”.
Chị Hoa thuộc Công ty hoa Bonie Farm cho biết: “Theo sự tư vấn của ngành Điện, chúng tôi đã cải tiến lại hệ thống ánh sáng cho hoa, sáng hơn mà vẫn tiết kiệm điện đến 30% điện năng tiêu thụ, chúng tôi thay thế toàn bộ hệ thống bóng đèn sợi đốt trước đây có công suất 60 W – 100 W bằng loại bóng đèn compact công suất 14 W - 20 W. Toàn bộ dàn chiếu sáng được nâng lên cao trên 1,5 mét và lắp đặt thêm các chóa đèn tương ứng cho mỗi bóng. Ánh sáng được tận dụng tối đa trong từng cm² diện tích nhà vườn”.
cung cap hoa da lat gia nha vuon

Ông Nguyễn Đăng Hiền - Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Nam phấn khởi cho biết “Tuy Lâm Đồng không phải tiết giảm nhiều điện năng như các địa phương miền Trung vì nhờ có thêm 3 hệ thống thuỷ điện tổng công suất trên 350 MW trên địa bàn  hỗ trợ, tuy nhiên, chúng tôi đã vào cuộc mạnh mẽ với phong trào tiết kiệm điện của cả nước bằng nỗ lực của toàn thể CBCNV, phối hợp tốt với các ngành, các cấp. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền về tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin, báo chí, loa phóng thanh phường xã; kể cả tại 475 thôn, buôn vùng sâu vùng xa của Lâm Đồng vừa có điện”. Đặc điểm trong sử dụng điện của Đà Lạt là người dân và hệ thống khách sạn du lịch ở đây ít phải dùng máy điều hoà nhiệt độ. Khí hậu tự nhiên đã tạo nên một Đà Lạt luôn ở nhiệt độ chuẩn. Vì thế, lượng điện chủ yếu được ưu tiên phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cho trồng hoa và rau.
Đà Lạt có 6 làng hoa với 650 ha nhà vườn chuyên nghiệp. Đà Lạt được thế giới biết đến là “thành phố hoa tươi” với hơn 1.000 loại hoa đẹp và lạ./.

Nhà vườn Đà Lạt có nguy cơ thiếu giống hoa, rau


- Hiệp hội hoa Đà Lạt cho biết nhiều nhà vườn có thể sẽ không có giống để xuống vụ cho khoảng 3.000 héc ta trồng hoa, 15.000 héc ta trồng rau do Cục bảo vệ thực vật siết chặt quy định trong Quyết định 48/2007/QĐ-BNN.


>>> Hoa Đà Lạt tăng giá .
>>> Con nhện làm khổ hoa hồng Đà Lạt .
>>> Chi tiêu cho hoa tươi tại Việt Nam còn thấp .
Theo ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, từ tháng 5-2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định 48 gồm các quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Nhưng trên thực tế, những vấn đề nêu trong quyết định trên không được cơ quan chức năng đưa vào áp dụng cho đến tháng 8-2011 khiến nhiều doanh nghiệp trồng rau, hoa ở Đà Lạt gặp khó khăn vì trở tay không kịp.
“Thông thường từ đầu năm các doanh nghiệp đã lên kế hoạch nhập một số lượng giống rau, hoa cho nhu cầu cả năm nhưng Cục bảo vệ thực vật áp dụng những nội dung Quyết định 48 từ tháng 8 khiến nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay nên khả năng thiếu giống rau hoa cho những tháng cuối năm, đầu năm 2012 là có thật”, ông Đường nói.
Theo Hiệp hội hoa Đà Lạt, lâu nay Cục trồng trọt, Cục bảo vệ thực vật vẫn cho nhập các loại giống hoa, rau mà không đưa ra một yêu cầu cụ thể nào từ Quyết định 48 nhưng nay lại yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải làm thêm phụ lục 1 để xin cấp giấy phép kiểm dịch thực vật. Sau khi có giấy phép này thì mới yêu cầu công ty bán giống rau, hoa cho doanh nghiệp trong nước tiếp tục đăng ký phụ lục 2 để khẳng định tính an toàn của các loại giống bán cho Việt Nam.
Ông Đường cho rằng, đối với những giống hoa, rau lần đầu nhập vào Việt Nam thì mới cần phải kiểm tra khắt khe, trong khi những loại giống mà doanh nghiệp vẫn nhập lâu nay nhưng bây giớ cũng phải qua một quy trình kiểm tra, xin giấy phép thì chẳng khác nào làm khó doanh nghiệp.
Hiện Đà Lạt là thành phố trồng và xuất khẩu hoa lớn nhất cả nước với diện tích trên 3.500 héc ta, chiếm 40% diện tích và 50% sản lượng. Mỗi năm, thành phố cao nguyên này cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 10 triệu cây hoa giống.
Theo Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc. Còn giống hoa thường được các doanh nghiệp nhập khẩu từ Hà Lan, Chile…